Viêm vùng chậu viết tắt là PID, là một dạng viêm cơ quan sinh sản của phụ nữ. Thường xuất hiện ở phụ nữ qua đường tình dục với người nhiễm bệnh chlamydia và bệnh lậu. Cũng có các dạng lây nhiễm khác không qua đường tình dục.

Viêm vùng chậu, tác nhân chủ yếu gây vô sinh

Nguyên nhân lây nhiễm PID:

·        Có nhiều nguyên nhân gây viêm vùng chậu nhưng những nguyên nhân thường thấy nhất vẫn là:
  • Có quan hệ sớm và quan hệ với nhiều bạn tình;
  •  Đã từng có tiền sử viêm cổ tử cung nhầy mủ điều trị không triệt để, khiến bệnh tái phát nhiều lần;
  • Các thủ thuật nạo hút thai, cổ tử cungQuan hệ với bạn tình nhiễm các vi khuẩn lây lan qua đường tình dục như Neisseria gonorrheae, chlamydia trachomatis

Ngoài những nêu trên , có một số rất ít trường hợp tác nhân gây bệnh đến từ cái loại vi khuẩn có mặt trong âm đạo như gardnerella vaginalis, haemophilus influenza, mycoplasma hominis…. Và các loại trực trùng trong đường ruột.

Triệu chứng nhiễm bệnh:

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, khả năng đề kháng cơ thể , mức độ nhiễm trùng mà các dấu hiệu nhận biết viêm vùng chậu khá đa dạng:
·         Mức độ nhẹ: xuất hiện cảm giác trằn nhẹ vùng bụng dưới;
·         Mức độ nặng: Những cơn đau nặng và âm ỉ vùng bụng dưới, huyết trắng âm đạo ra nhiều, nặng mùi và đổi màu thường là xanh hoặc vàng, sốt trên 38 độ C, toàn thân mệt mỏi. Khiến người bệnh đau đớn khi quan hệ, đặc biệt là khi ấn vào vùng hạ vị

Xác định viêm vùng chậu dựa vào các triệu chứng trên, khi thăm khám âm đạo và 2 phần phụ người bệnh sẽ cảm thấy đau nếu bị lắc cổ tử cung và mức bạch cầu trên 10.000mm khi xét nghiệm máu.

Viêm vùng chậu, tác nhân chủ yếu gây vô sinh 2

Tác hại của viêm vùng chậu


Trong những trường hợp không được điều trị thích hợp sẽ gây apxe, thường là khối apxe ở vòi buồng trứng, một số ít trường hợp khác là ở ruột non, ruột già hay ruột thừa. Khối apxe có thể vỡ vào bụng gây viêm phúc mạc.
Không ít trường hợp viêm vùng chậu để lại di chứng mãn tính dai dẳng ảnh hưởng việc thụ thai của người bệnh dẫn đến vô sinh và biến chứng thai ngoài tử cung.

Xem thêm: những lý do rất dễ dẫn đến bệnh phụ khoa mà các chị em không chú ý

Điều trị bệnh



Việc điều trị viêm vùng chậu chủ yếu là điều trị nội khoa kết hợp với kháng sinh phổ rộng phù hợp, cần điều trị sớm và liên tục để tránh di chứng về sau của viêm vùng chậu. Đối với mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà. Phác đồ điều trị phải mang lại hiệu quả với cả Neisseria gonorrheae lẫn chlamydia trachomatis.
Các trường hợp nặng  nên nhập viện điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Viêm vùng chậu, tác nhân chủ yếu gây vô sinh 3

Cách phòng bệnh


Phần lớn bệnh viêm nhiễm phụ khoa nói chung và viêm vùng chậu nói riêng lây lan qua đường tình dục. Vì vậy để phòng các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cần một số lưu ý sau:
  • ·         Quan hệ một vợ một chồng là cách tốt nhất tránh các bệnh viêm nhiễm qua đường tình dục dẫn đến viêm vùng chậu
  • ·         Tuyên truyền an toàn tình dục đời sống một vợ một chồng. Đây là cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục
  • ·         Đối với các quan hệ nghi ngờ, phải biết cách phòng bệnh cho mình và cho người tiếp xúc. Sử dụng bao cao su là phương pháp hữu hiệu nhất.
  • ·         Bệnh nhân khi sử dụng thuốc rửa phụ khoa phải theo sự chỉ dẫn trên mỗi chai thuốc rửa, không rửa vào âm đạo, sẽ  dễ gây xáo trộn môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại phát triển dẫn đến viêm nhiễm âm đạo. Khi có huyết trắng bất thường cần đến cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách , khôngđược tự ý đặt thuốc vào âm đạo







0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top